Các giải pháp Ngân hàng bảo vệ dữ liệu người dùng

Việc người tiêu dùng sử dụng ngân hàng trực tuyến để thực hiện các thanh toán hằng ngày đang ngày càng phổ biến và trở thành xu hướng cho việc giao dịch tài chính. Điều này thể hiện một cách rõ ràng qua số liệu thống kê của World Retail Bank. Cụ thể, trong năm 2021, có 57% người tiêu dùng cho biết thích sử dụng ngân hàng trực tuyến hơn, cũng như tỉ lệ người tiêu dùng thích sử dụng ngân hàng trực tuyến để giao dịch đã tăng từ 57% lên 55%.

Có thể thấy các dịch vụ ngân hàng số giúp cho việc quản lý tài chính được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, sự thuận tiện ở hình thức giao dịch qua kênh số cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ngân hàng trong việc bảo mật thông tin cá nhân cũng như bảo mật thông tin thanh toán của khách hàng.

Một trong những rủi ro liên quan đến bảo mật của hệ thống ngân hàng đó là sự gia tăng của các lỗ hổng bảo mật. Điều này khiến cho hệ thống thông tin của ngân hàng luôn phải đối mặt với những nguy cơ bị tấn công từ các tội phạm công nghệ. Bên cạnh đó còn có rủi ro liên quan đến hành vi giả mạo ngân hàng, cũng như rủi ro chứng thực khi khách hàng sử dụng phương thức định danh trực tuyến.

Với những rủi ro tiềm ẩn như thế, đã đặt ra cho ngàng ngân hàng một vấn đề quan trọng hàng đầu là đảm bảo an toàn dữ liệu trong việc vận hành hệ thống của mình.

Vậy, đâu là các giải pháp an toàn thông tin mà các ngân hàng có thể thực hiện?

  • Quản lý quyền truy cập vào dịch vụ và dữ liệu: Áp dụng các biện pháp xác thực đa yếu tố để hạn chế những nguy cơ từ việc giả mạo thông tin cũng như sử dụng thông tin đánh cắp để tạo tài khoản ảo. Bên cạnh đó là việc thường xuyên nâng cấp, gia cố bảo mật cho hệ thống chống lại các truy cập trái phép và tấn công lỗ hổng.
  • Thiết lập chính sách an ninh thông tin đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế: Các ngân hàng thực hiện triển khai áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thông tin hệ thống như tiêu chuẩn ISO 27001 hay an ninh dữ liệu thẻ PCI DSS.
  • Mã hóa dữ liệu: Hệ thống dữ liệu khách hàng cần được mã hóa theo các tiêu chuẩn mã hóa như TLS hay AES256 trong việc lưu trữ dữ liệu và giao dịch.
  • Đánh giá rủi ro: Các ngân hàng định kỳ đánh giá rủi ro, để có thể phân tích, đánh giá được mức độ bảo mật đối với hệ thống thông tin hiện tại. Từ đó có thể chủ động trong việc phát hiện các lỗ hổng an ninh.
  • Theo dõi và phân tích hoạt động của người dùng: Thông qua công nghệ AI, các ngân hàng thường xuyên theo dõi các hành vi người dùng để xử lý nhanh chóng, kịp thời đối với những truy cập, giao dịch đáng ngờ.
  • Quản lý rủi ro sử dụng dữ liệu của các đối tác: Các ngân hàng đảm bảo việc tuân thủ tiêu chuẩn an ninh mạng đối với đối tác thông qua việc quản lý và giám sát chặt chẽ quyền truy cập.

Bảo vệ dữ liệu khách hàng là một trong những cách thức để các ngân hàng tạo được uy tín cũng như có được sự tin tưởng sử dụng dịch vụ từ phía khách hàng hiện tại và cả khách hàng tiềm năng.

Reference: https://digital.fpt.com.vn/linh-vuc/ngan-hang-bao-ve-du-lieu-nguoi-dung-nhu-the-nao.html

%d bloggers like this: